THPT Ngô Gia Tự Phú Yên
THPT Ngô Gia Tự Phú Yên

THPT Ngô Gia Tự Phú Yên

Giao lưu, trao đổi, kinh nghiệm thông tin…
 
Trang ChínhGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng NhậpShop avatar anmie

Share | 
 

 Phú Yên sông dài, biển rộng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
huynhducquoc0122
Tước hiệuThượng Tướng


Thượng Tướng
huynhducquoc0122


avatar-dulieu : 57,11485|47,11462|50,11786|49,10844|64,12636|51,11468|48,12281|58,12154|66,11449
Posts : 115
VNĐ : 1267
Thanked : 1
Join date : 04/08/2011
Age : 28
Đến từ : F.Phú Thạnh-Tuy Hòa-Phú Yên

Phú Yên sông dài, biển rộng Empty
Bài gửiTiêu đề: Phú Yên sông dài, biển rộng   Phú Yên sông dài, biển rộng I_icon_minitimeSat Aug 13, 2011 10:01 pm

Phú Yên sông dài, biển rộng Song2_2
Phú Yên sông dài, biển rộng

Đầu thập niên sau, Phú Yên sẽ kỷ niệm 400 năm thành lập tỉnh (1611 - 2011). Trong những sự kiện đáng nói vào thời điểm đó chắc chắn sẽ có con đường sắt từ Tuy Hòa lên Tây Nguyên. Đây là một hoạch định có cơ sở khoa học vững chắc của chiến lược phát triển kinh tế miền Trung đến năm 2010 ghi rõ trong Nghị Quyết 39 TW mới được ban hành ngày 07/11/2004. Cơ sở khoa học đó là vị thế và tài nguyên thiên nhiên mà tỉnh Phú Yên có được: con sông dài và vùng biển rộng.

Con sông dài lớn nhất ở tỉnh Phú Yên và cũng là con sông dài nhất ở miền Trung phát nguyên từ núi Ngọc Rô (tỉnh Kontum). Ở thượng nguồn, sông được gọi là Ea Pa, đến Phú Yên mở rông dòng chảy và mang tên Đà Rằng. Từ lâu danh xưng Đà Rằng gắn liền với vùng đất Phú Yên. Trên bản đồ của Alexandre deRhode ghi là“Province Ranran” (tỉnh Đà Rằng). Còn sách Đại Nam Nhất thống Chí viết là “Đà rằng chi địa”.

Trên phần đất Phú Yên sông Đà Rằng dài 90km (đúng một phần tư tổng chiều dài 360km của nó), bồi đắp cho một lưu vực rộng 2.420km2 (gần một phần tư tổng lưu vực 13.220 m2 ở cả ba tỉnh ). Không gian ảnh hưởng của con sông Đà Rằng vượt quá chiều dài của dòng chảy và rộng lớn hơn châu thổ nó tạo ra rất nhiều.



Sông Đà Rằng có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt đối với cư dân vùng đất từ Cù Mông đến Đá Bia. Đó là “Dòng sông thiêng” mà người Chăm đã xây dựng ngay sát bờ bắc của nó một “Ngôi tháp thiêng” (Tháp Nhạn) và một tòa thành cổ (Thành Hồ). Hồi 400 năm trước, khi lưu dân người Việt đến đây thì vùng “Bà Diễn” (tức Đà Diễn) là điểm tụ cư đông đúc và phát triển nhanh.
http://phuyenstar.vn/Trangchu/uploads/news/2011_08/3470861261_72c13d3c68_b.jpg
Cầu Đà Rằng

Cho đến nay, chưa có những cuộc khai quật lớn ở châu thổ sông Đà Rằng, ngoài Thành Hồ, nhưng lượng hiện vật thu thập được ở nhiều nơi, trong đó có tiền cổ với khối lượng khổng lồ và hàng trăm hiệu, cho phép hình dung những xóm làng trù phú hai bên sông và đoán định về sự tồn tại một thương cảng cổ sầm uất ở cửa sông Đà Rằng.

Về Thuỷ điện, năng lượng của sông Đà Rằng được đánh giá rất cao. Con sông Ba được xếp thứ năm trong các con sông có năng lượng khai thác lớn của cả nước, sau sông Đà, sông Đồng Nai, sông Sésan và sông Vũ Gia. Trên đất Phú Yên, thủy điện Sông Hinh (70MW) đã đi vào hoạt động.

Đầu thế kỷ 21 dự án xây dựng Nhà máy thuỷ điện Sông Ba Hạ với công suất 230MW trên sông Đà Rằng được khởi công xây dựng. Đến năm 2007 đưa vào sử dụng nhà máy sẽ cung cấp điện cho hệ thống quốc gia, cắt lũ cho vùng hạ lưu Đà Rằng, tăng khả năng nâng cấp nước cho đồng bằng Tuy Hòa, và góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên.

Con sông lớn này, tự ngày xưa không những là tuyến giao thông quan trọng nối đại dương với đại ngàn, mà còn là dòng chuyển tải văn hóa giao lưu giữa các cư dân ở Cao Nguyên với Duyên hải miền Trung. Thời cổ đại, người Chăm tiến lên Cao Nguyên (thế kỷ 9-12) chính bằng con đường men theo dòng chảy của Đà Rằng – Sông Ba. Và cũng bằng tuyến giao thông quan trọng này mà các sứ giả của “Vua Lửa”, “Vua Nước” đến Phú Yên rồi được đưa ra kinh đô Huế. Giao thương giữa người Việt với các tộc người ở Tây Nguyên từ buổi còn là “vật đổi vật” cũng bằng con đường này. Ông Lê Văn Quyền quê ở Củng Sơn, thông thạo tiếng Êđê, trở thành thông dịch và người dạy tiếng Êđê của triều đình Huế là một trong những người lên xuống nhiều lần dọc theo sông Đà Rằng đó.



Thời hiện đại, đường liên tỉnh số 7 chạy theo men bờ bắc sông Đà Rằng, chiều dài trên phần đất Phú Yên 69km. Đây là con đường rút chạy và bị tiêu diệt của quân Ngụy từ Tây Nguyên xuống Tuy Hòa hồi tháng 03/1975. Ba mươi năm qua, đường số 7 được mở rộng, nâng cấp, mang tên quốc lộ 25.

Nhà nguyên cứu Nguyễn Đình Đầu đã viết “Qua đại bàn Phú Yên, cuộc Tây tiến đi thật xa và rất êm thằm” (Địa bạ Phú Yên, trang 66). Con đường bộ được nói trên và một đường sắt, một đường ống nữa rất có thể, men theo sông Đà Rằng mà lên Cao nguyên sẽ góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội cho Duyên hải miền Trung, cho Tây nguyên và cho cả một tam giác phát triển gồm 10 tỉnh của ba nước. Cuộc “Tây tiến” từ Phú yên sẽ đi xa lắm vào cuộc “Đông tiến” của Phú Yên có nhiều mới mẻ.

Phú Yên có biển rộng, bờ biển Phú Yên dài ngót 200 cây số, có nhiều vịnh (như Xuân Đài), gành (gành Ông, gành Bà,…), đầm (Cù Mông, Ô Loan), vũng (Vũng Đông, Vũng Lấm, Vũng Chào, Vũng La, Vũng Sứ,… Vũng nào cũng thương). Ngoài khơi không xa là cả chục hòn đảo mà từ lâu đã gắn bó thân thiết với người dân Phú Yên như dân ca địa phương phản ảnh.

Ngó ra Hòn Dứa tăm tăm
Thấy anh kéo lưới, bịt khăn đầu rìu.
Ngó ra Hòn Yến ba lần.
Thấy anh ở trần trong bụng xót xa.

Thời Nguyễn, ở Phú Yên có 6 hải khẩu: Cù Mông, Vũng Lấm, Xuân Đài, Phú Sơn, Đà Diễn và Đà Nông. Năm 1832 một chiếc tàu của Mỹ đã vào thả neo ở Vũng Lấm. Năm 1884 Pháp buộc triều đình Huế mở cửa biển Xuân Đài làm thương cảng buôn bán với nước ngoài và chủ thương phát triển các cảng khác ở dọc bờ biển Phú Yên. Năm 1990 từ cảng Vũng Lấm, trâu bò đã được xuất khẩu sang Philipin. Từ tháng 08/1909 một chiếc tàu chở hàng chạy bằng hơi nước đã thường xuyên đi lại giữa Sông Cầu và Sài Gòn.

Năm 1890, tại Mũi Khe Gà (tức Mũi Nạy), đã được dựng lên ngọn Hải Đăng, từ đó có tên gọi là Mũi Điện, trên các bản đồ Pháp ghi là Cap Varella. Ngọn Hải Đăng trên đất Phú Yên là điểm cực đông trên đất liền của đất nước, cao 26m, có tầm nhìn địa lý 26,5 hải lý, hiện nay phục vụ cho cả một vùng biển rộng lớn.

Trong kháng chiền chống Pháp, chính quyền cách mạng Phú Yên đã sử dụng đường biển vào Nam Bộ mua gạo chở về, đưa hàng từ Tiên Châu vào cửa Đà Diễn rồi ngược dòng Đà Rằng lên phía Tây, hoặc vận chuyển cán bộ từ Qui Nhơn về Bãi Xép.

Năm 1964, Cảng Vũng Rô ở Phú Yên được chọn làm nơi tiếp nhận vũ khí, đạn dược, thuốc men do những “con tàu không số” từ miền Bắc chuyển vào.

Sự hiểu biết của con người về biển và khả năng khai thác, sử dụng tài nguyên biển của con người trên đất Phú Yên ngày nay đã được nâng cao hơn nhiều. Nghề câu cá ngừ đại dương của ngư dân Phú Yên trong mấy năm nay được cả nước biết đến. Cảng Vũng Rô là cảng lớn của quốc gia đã đi vào hoạt động và cùng với cảng Văn Phong gần kề ở phía Nam sẽ là cụm cảng trung chuyển quốc tế. Một tin vui khác là ở thềm lục địa của Phú Yên đã phát hiện dầu khí với trữ lượng lớn. Hiện đã có 50 nhà đầu tư trên thế giới đã ngỏ ý quan tâm tới dự án khai thác các lô dầu khí của bể trầm tích này. Rồi đây, một con đường ống từ Vũng Rô dẫn khí lên Tây Nguyên và đi xa hơn nữa. Như vậy là, cũng nối đại dương với đại ngàn nhưng trong thời ký phát triển mới của đất nước và hội nhập khu vực, sông Đà Rằng kỳ vĩ hơn. Một thuỷ lộ chính là dòng chảy của nó chỉ một đoạn, và một con đường bộ, và một đường sắt, và một đường ống men theo dòng chảy của Đà Rằng sẽ dài, sẽ xa hơn nhiều. Khi mà các tuyến đường xuyên Á ngang dọc được nối liền thì điểm dừng thất khó định.

Lịch ích kinh tế mà con sông dài và vùng biển rộng của Phú Yên mang lại thật to lớn. Lợi ích văn hóa còn lớn hơn nhiều lắm.
Tác giả bài viết: Giáo sư NGUYỄN QUỐC LỘC
Nguồn tin: phuyen.gov.v
Chữ Ký
Về Đầu Trang Go down
 

Phú Yên sông dài, biển rộng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Biển Đông dậy sóng
» 13 lời khuyên cho cuộc sống
» Sống trên đời này điều gì là cần nhất đối với ta ?
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
THPT Ngô Gia Tự Phú Yên :: Giải Trí :: Tin tức Online-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất